Mặt trái của truyền thông Queer

Mặt trái của truyền thông Queer

Published on: 27/09/2020
Mặt trái của truyền thông Queer

Cùng với sự phát triển của tiến trình vận động giành quyền bình đẳng cho cộng đồng LGBTIQ, sự hiện diện của người queer trên truyền thông đại chúng là rất cần thiết để khẳng định lịch sử tồn tại và những giá trị văn hóa của các “mảnh ghép cầu vồng”. Thế nhưng, không phải bất cứ sự hiện diện nào cũng là tích cực. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các khía cạnh khác nhau của truyền thông queer để làm rõ hơn vấn đề này.

1. Hài kịch hay định kiến?

Không hiếm khi ta bắt gặp hình ảnh những nhân vật queer trong các bộ phim hoặc các vở hài kịch với tính cách sôi nổi và điệu bộ õng ẹo, điệu đà, đặc biệt là những nhân vật đồng tính nam và chuyển giới nữ. Mặc dù sự hiện diện của tính queer trên truyền thông đại chúng là cần thiết trong việc khẳng định sự tồn tại của cộng đồng LGBTIQ, ranh giới giữa hài kịch và định kiến, kỳ thị là rất mong manh.

2. Bóc lột cảm xúc tiêu cực

Đối với những người chuyển giới nam thì có lẽ “Boys don’t cry” không phải là một cái tên xa lạ, và đó cũng là một trong những bộ phim duy nhất lúc bấy giờ khắc họa cuộc đời của một người chuyển giới nam. Đáng buồn thay, bộ phim hiếm hoi nói về chính họ lại chỉ đem đến cho họ cảm giác đau đớn, tức giận và sợ hãi tột độ khi bi kịch và cảm xúc tiêu cực bị bóc lột tới đỉnh điểm.

“Boys don’t cry” là một ví dụ điển hình, tuy nhiên, đây không phải là trường hợp duy nhất. Phần lớn các bộ phim về người LGBTIQ đều khép lại với ít nhất một trong các nhân vật queer phải chịu một kết cục bi thảm, thông thường là cái chết, hay tình yêu giữa họ bị chia cắt, không thành. Hãy tưởng tượng một người queer muốn thư giãn cùng một bộ phim nói về LGBTIQ, chỉ để nhận lấy thông điệp rằng những người như họ sẽ chẳng thể có một kết thúc có hậu… Thật tàn nhẫn phải không?

3. Khi queer là yếu tố gây sốc

Trong các tác phẩm trinh thám, không ít khi người queer, đặc biệt là người chuyển giới nữ, được mô tả như những kẻ giết người bệnh hoạn, vô nhân tính, chẳng hạn như trong các bộ phim “Psycho” (1960), “Dressed to kill” (1980), “Sự im lặng của bầy cừu” (1991) hay phim truyền hình “La mante” (2017) của Pháp, v.v.. Tệ hơn là, bản dạng giới và thể hiện giới của những nhân vật này lại được sử dụng như một yếu tố gây sốc, một “plot twist” nhằm kích động người xem.

4. Lời kết cho truyền thông queer

Sự hiện diện của người queer trên truyền thông đại chúng là cần thiết, tuy nhiên, hiện diện như thế nào vẫn là vấn đề quan trọng hơn cả. Một sự đại diện mang tính tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến người queer một cách trực tiếp (khi họ xem một bộ phim tiêu cực) hoặc gián tiếp (khi họ phải chịu sự kỳ thị từ những người đã xem bộ phim đó). Việc có những kiến thức chính xác về cộng đồng LGBTIQ và thấu hiểu được các giá trị của bản thân sẽ giúp người queer không nội hóa sự kỳ thị, đồng thời bảo vệ sức khỏe tinh thần của chính mình.

Để tìm hiểu thêm về cộng đồng LGBTIQ cũng như các kiến thức về đa dạng giới và tính dục SOGIESC, các cậu hãy truy cập vào “khóa học” Kỳ Lân Biết Tuốt của UniGEN nha! Kỳ Lân Biết Tuốt sẽ trang bị cho cậu những hành trang hết sức cần thiết để bảo vệ mình khỏi những định kiến, kỳ thị của xã hội và yêu thương bản thân nhiều hơn!

—————————

Bài viết được thực hiện bởi UniGEN

Hình ảnh được lấy nguồn từ Cosmiceden @ Instagram

guest
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x